Kiến trúc - Kết cấu - M&E - PCCC - Giải pháp kỹ thuật
Tư vấn thiết kế PCCC
Tư vấn thiết kế
Tư vấn thiết kế - Thi công
Tư vấn thiết kế - Thi công
Nhà ở - Biệt thự - Khách sạn - Văn phòng
Ngoại thất - Mặt dựng - Cảnh quan
Thi công - Tháo dỡ các loại công trình
Tư vấn thiết kế - Thi công
Tháng giêng ăn
tết ở nhà, Tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Theo phong tục thì ba
ngày tết Việt Nam có ba sự gặp gỡ hết sức quan trọng ngay trong một nhà. Trước
hết sự gặp gỡ của các vị thần linh. Thần linh ở đây không cao xa, không huyền
bí, ngày ngày ở ngay trong nhà. Đó là Tiên sư hay nghệ sư, tức vị tổ đầu tiên
đã dạy nghề mình đang làm. Tiếp đến là thổ công, vị thần giữ đất, coi đất nơi
mình ở. Sau là Táo quân hay vua bếp đã chăm sóc, giúp đỡ việc nấu ăn cho người
nhà. Táo quân lên chầu trời ngày hai mươi ba tháng chạp nhưng tốt ba mươi cũng
về sống vui vầy với cá vị thần.
Thứ hai là sự gặp gỡ của tổ tiên, ông bà… đã khuất.
Tết đến, hương hồn họ cũng về xum họp với con cháu.
Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Vì
theo tập quán dầu ai đi bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi tết
đến cũng mong muốn được trở về nhà xum họp gia đình trong ba ngày tết. Mấy ngày
tết, trời thường lạnh, đêm lại tối nên chẳng ai muốn ra ngoài mà thích nhất là
quây quần dưới bóng hương hoa chuyện vãn
Quả ngày tết Việt Nam là ngày nhớ ơn, tạ ơn, ngày
hội đoàn tụ, đoàn viên rất đẹp.
Người giàu khai hạ tớ khai
bi
Hết rượu cho nên mới ngủ khì
(vô danh)
Tết khai hạ có nghĩa là Tết
mở ngày vui để chào mừng một mùa xuân mới. Theo cách bói toán của người xem thì
trong tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào gà, mồng hai chó, mồng ba lợn, mồng
bốn dê, mồng năm trâu, mồng sáu ngựa, mồng bảy người, mồng tám lúa. Trong tám
ngày đầu năm hễ ngày nào tạnh ráo, sáng sủa thì giống gì thuộc về ngày ấy, cả
năm được tốt. Cho nên đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo, thì người ta tin
rằng cả năm người được mạnh khỏe, gặp nhiều điều tốt, may mắn. Mồng bảy hạ cây
nêu “bế mạc” Tết Nguyên đán thì người ta mở ngay tết Khai hạ để mong mỏi một
năm dài lành, vui vẻ.
Lễ phật quanh năm không bằng
ngày rằm tháng giêng.
Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới. Đó
là tết rằm tháng giêng hay Tết Thượng nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại các
chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của phật tổ A Di đà. Thiện nam
tính nữ đi lễ rất đông.
Tết này chỉ diễn ra trong
ngày mồng ba tháng ba. Hàn thực có nghĩa là ăn đồ nguội. Gốc tết này vốn ở
Trung quốc thời Xuân thu cổ đại. Tích cũ kể rằng vua Văn Công nhà Tấn khi gặp
cảnh long đong hoạn nạn, được người hiền sĩ Giới Tử Thôi hết lòng phò hộ. Khi
vua đói quá Giới Tử Thôi đã cắt thịt đùi mình nấu nướng dâng lên vua. Trải qua
mười chín năm trời nay trú nước Tề, mai rượu nước Sở, vua Văn Công lại được trở
về làm vua nước Tấn, vua phong thưởng cho tất cả những người đã thủy chung theo
mình vượt cảnh gian lao, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Ong này cũng không
oán trách gì, coi đó là nghĩa vụ của thần dân nên đem mẹ vào cày cuốc ở núi
Điền Sơn. Vua nhớ ra, sai người vào núi mời không được, vua cho đốt rừng để ông
phải ra. Nhưng ông cũng không chịu xa mẹ, xa rừng. Kết quả bi thảm là hai mẹ con
cùng chết cháy. Vua thương sót lập miếu thờ trên núi. Hôm ông mất là ngày mồng
ba tháng ba. Người ta thương ông ấy nên mỗi năm đến ngày mẹ con bị chết thiêu
thì cấm đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẳn.
Từ thời Thăng Long, Đại Việt nhân dân ta đã ăn tết
này. Ta thì làm bánh trôi, bánh chay để thay thế cho đồ nguội. Nhưng mục đích
cũng chỉ cúng gia tiên chứ không ai biết gì đến ông Giới Tử Thôi cả.
Thanh minh trong tiết tháng
ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp
thanh
(Nguyễn Du)
Thanh minh có nghĩa là trời
độ ấy mát mẻ, quang đảng. Ta cũng nhân dịp ấy đi thăm mộ mã của những người
trong gia đình, trong họ hàng đã khuất. Tết Thanh minh thành lễ tảo mộ. Đi thăm
mộ nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết thì đắp bồi cho đầy, rồi về nhà
làm cỗ cúng gia tiên.
Mồng năm tháng năm gọi là
tết Đoan ngọ hay Đoan Dương
Chưa ăn bánh nếp Đoan Dương
Áo bông chẳng dám khinh
thường cởi ra
Theo âm lịch thì đến đầu
tháng năm ta mới thực sự hết xuân sang hạ. Đấy là giai đoạn chuyển mùa nên hay
có bệnh thời khí. Ơ Trung Quốc là đầu mùa hạ này lấy sự tích của ông Khuất
Nguyên. Ong này là một vị trung thần can ngăn vua Hoài Vương không được, nên
bực mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy là mồng năm tháng năm. Dân Trung
quốc thời xưa thương tiếc người trung nghĩa, nên mỗi năm cứ đến ngày ấy thì làm
bánh bao, bánh ngọt, cún chiên ngủ sắc ở ngoài (có ý làm cho cá sợ khỏi dớp
mất) rồi bơi thuyền ra giữa dòng sông mà ném bánh xuống cúng ông ấy.
Ta thì không mấy ai biết chuyện ông Khuất Nguyên,
chỉ coi mồng năm tháng năm là tết “Giết sâu bọ”. Vì như trên đã nói thời gian
chuyển mùa chuyển tiết thì các bệnh dịch dễ hoành hành.
Xin kể ở đây mấy cách làm để phòng bệnh. Đến tết này
người ta lấy lá móng nhuộm các đấu ngón tay, ngón chân cho trẻ em (trừ ngón tay
trỏ và ngón chân trỏ). Sáng hôm ấy ăn rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa và các
loại hoa quả chua chát. Người lớn uống rượu xương bồ, trẻ em bôi thuốc hồng
hoàng (vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn) gọi là để trừ trùng.
Ơ nông thôn đến tết ấy, người ta lấy lá ngãi cứu kết
hình rồng hay hình hổ treo ở trước cửa. Đến giờ ngọ (11giờ đến 13giờ) người ta
thường lấy các thứ lá (nhiều nhất là lá mâm xôi, ích mẫu, cối xay, muỗng vối)
phơi khô làm thuốc để nấu nước uống.
Cũng trong dịp này người mê tín hay mua bùa (kết bằng
chi ngũ sắc hình hoa sen, qủa đào, quả khế…) đeo cho trẻ em. Lại không ít người
may áo nhuộm vàng đem đến các cửa chùa in ấn, vẽ bùa màu đỏ rồi mặc cho trẻ, có
ý để trừ tà ma khỏi quyấy.
Nói chung tết Đoan ngọ đối với dân ta chỉ là ngày lễ
giữa năm phòng bệnh, trừ tà và điều
không bao giờ thiếu là làm cỗ cúng gia tiên.
Tiết tháng bảy, mưa dầm sồi
sụt
Toát hơi may, lạnh ngắt
xương khô
(Nguyễn Du)
Rằm tháng bảy gọi là Tết
Trung nguyên, người xưa tin theo sách phật, cho hôm ấy là ngày vong nhân được
xá tội. “tháng bảy ngày rằm xá tội vong
nhân” . Vì thế trong ngày ấy tại các chùa thường làm chay chân tế và cầu
kinh vu lan. Còn các nhà thì bày cúng gia tiên và đốt giấy vàng bạc và các đồ
dùng hàng mã để người “sống” ở âm ti dùng(!)
Rằm tháng tám là tết Trung
thu. Tết này thường gọi là tết của trẻ con nhưng người lớn dựa vào ngày này để
tổ chức họp mặt uống rượu, ngâm thơ, ngắm trăng không phải ít. Thông thường thì
ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ “thưởng nguyệt” . đầu cỗ là bánh
nướng lớn hình trăng. Tiếp theo là nhiều thứ bánh khác. con gái thi nhau tài
khéo tay gọt đu đủ thành các thứ hoa và nhào bột nặn thành nhiều con giống. Đồ
trẻ con chơi trong tết toàn là các thứ bồi bằng giấy như tiến sĩ, voi, ngựa,
hươu, nai, rước đèn, múa sư tử…
Mồng chín tháng chín gọi là
tết trùng cưủ. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Câu chuyện như sau:
đời nhà Hán có người tên là Hoàn Cảnh đi học phép tiên. Một hôm thầy bảo Hoàn
Cảnh nên nói với mỗi người trong nhà may một cái túi lụa đựng hoa cúc rồi lên
chỗ cao mà nương náu ít lâu. Quả nhiên ngày mồng chín tháng chín trời lụt to,
ngập hết làng mạc, người chết rất nhiều. Riêng Hoàn Cảnh làm theo lời thầy dạy
thì cả gia đình thoát nạn. Về thời Lý – Trần, nho sĩ ta cũng theo lễ này, nhưng
lại biến thành cuộc đi chơi lên vùng cao, uống rượu, uống rượu cúc, gọi là tết Trùng Dương.
Tết
Trùng Thập vào ngày mồng mười tháng mười. Tết này các ông thầy thuốc thường làm
lễ lớn. Theo sách Dược lễ thì đến ngày mồng mười tháng mười các cây thuốc mới
tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân – hạ – thu – đông) nên rất
tốt. Còn ở nông thôn thì đến ngày ấy thường làm bánh dày, nấu chè kho trước
cúng gia tiên, sau đem biếu những người quen thuộc chứ chẳng để ý đến cây thuốc
và thầy thuốc.
Theo cổ truyền thời Lý –
Trần có Tết Cơm mới. Tết này tiến hành vào ngày mồng một hay rằm tháng mười.
Cũng gọi là tết Hạ Nguyên. Tết này được đông đảo bà con nông dân tổ chức rất
lớn. Vì đây cũng là dịp nấu cơm gạo mới cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày
cấy. Gọi tết cơm mới nhưng thứ gì trồng trọt được, chăn nuôi được họ cũng đem
ra ăn tết.
Hai mươi ba tháng chạp là
tết Táo quân, người xưa cho ngày ấy vua bếp lên chầu trời để tâu việc làm ăn,
cư xử của gia đình trong năm. theo truyền thuyết dân gian kể: ngày xưa có hai
vợ chồng nghèo khổ quá phải bỏ nhau. Về sau người vợ lấy được người chồng giàu.
Một hôm cúng đốt mã ngoài sân có một người vào ăn xin. Người đàn bà nhận ra đó
chính là chồng mình nên động lòng thương cảm, bèn đem cơm gạo tiền bạc ra cho.
Người chồng sau biết chuyện và nghi ngờ vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào đống lửa mà
chết. Người chồng cũ cám cảnh ân tình cũng đâm đầu vào lữa chết theo. Người
chồng sau ân hận, đau lòng cũng nhảy vào nốt. Thế là cả ba người chết cháy.
Thượng đế thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm vua bếp. Ca dao cổ có
câu:
Chẳng như vua bếp : hai ông
một bà.
Theo diễn tích ấy cứ đến phiên chợ hai mươi ba tháng
chạp, nhà nào cũng mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con chép làm ngựa (cá chép
hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Cá mua về để sống thả trong chậu và cứ như
thế đem cúng. Cúng xong thì đưa “ngựa” đổ xuống ao hồ hay sông ngòi gần nhà. Có
nhiều nơi cúng cá chép rán. Tại sao từ ngày nước ta có báo chí thì tranh khôi
hài thường vẽ ông Táo không mặc quần. Trước hết do một thực tế khách quan là
người ta cúng Táo quân đủ mũ, áo, đai, hia nhưng lại không cúng quần. Một tờ
báo đã đăng bài thơ vui châm biếm:
Năm, ba ông Táo dạo chơi
xuân
Đội mũ mang hia chẳng mặc
quần
Thượng đế hỏi rằng: sao
chướng vậy ?
Tâu rằng hạ giới có duy tâm
!
(Trích VNQĐ)
Xuân Trường (St)